Khoảng lùi xây dựng- lộ giới

Lộ giới là gì?

Lộ giới là gì? Lộ giới hay còn gọi là chỉ giới đường đỏ được xác định từ tâm đường sang hai bên đến điểm cuối cùng của con đường và là đường phân chia ranh giới giữa phần đất đã có quy hoạch của nhà nước để dành riêng cho đường bộ hoặc các công trình, cơ sở kỹ thuật hạ tầng, không gian công cộng, lề đường, vỉa hè với phần đất dùng để xây dựng công trình nhà ở của người dân. Thường cơ quan có chức năng sẽ cắm các cột mốc lộ giới ở hai bên đường, các cột mốc sẽ được cắm cụ thể theo quy chuẩn của pháp luật:

1. Ở nơi tập trung dân, thị trấn, huyện, xã: cứ 100m cắm 1 cột mốc giới lộ.

2. Đương qua khu vực ruộng, đồi thấp, ngoài khu đông dân cư, tùy theo địa hình cụ thể mà cự ly các cột thay đổi từ 500 mét đến 1000 mét.

3. Ở nơi có địa hình hiểm chở chỉ cắm ở một số điểm sao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý được hành lang an toàn đường bộ.

Lộ giới là gì?
Lộ giới là gì?

Hệ thống cột mốc giới chỉ đó đã đồng thời tạo ra một hành lang cảnh báo người dân không được xây dựng các công trình kiên cố nằm trong phạm vị của các mốc giới chỉ. Từ đó việc mua bán hay cấp giấy quyền sở hữu đất sẽ diễn ra một cách rõ ràng không vướng mắc vào các quy định liên quan đến quy hoạch hay đền bù xảy ra tranh chấp kiện tụng không đáng có.

Mục đích của chỉ giới đường đỏ là xác định cụ thể phần diện tích được phép xây dựng công trình, nhà ở và phần diện tích dành cho đường bộ, hành lang an toàn đường bộ cũng như diện tích công cộng mà nhà nước đã quy hoạch. 

Được phân định rõ ràng qua hệ thống cột mốc lộ giới mà cơ quan nhà nước đã cắm cụ thể ở hai bên đường, nếu trường hợp chưa cắm mốc lộ giới thì người sử dụng đất nên đến các cơ quan có chức năng xem bản đồ đã được quy hoạch trên giấy tờ để xác định rõ hơn về phần đất được xây dựng và chỉ giới đường đỏ từ đó thực hiện sao cho đúng quy định. 

Phần diện tích được phép xây dựng công trình, nhà ở hay còn gọi là chỉ giới xây dựng. Công trình, nhà ở có thể xây dựng sát chỉ giới đường đỏ( vỉa hè ) hoặc sẽ lùi vào 1 khoảng tùy theo quy hoạch của cơ quan có thẩm quyền và tuyến đường quy định cụ thể khoảng lùi.

Chỉ giới xây dựng

Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình trên đất đó. Trường hợp công trình được phép xây dựng sát với lộ giới(ranh giới lô đất), thì chỉ giới xây dựng có thể trùng với lộ giới. Còn nếu do yêu cầu của quy hoạch, công trình phải xây lùi vào so lộ giới thì chỉ giới xây dựng sẽ lùi vào so với chỉ giới đường đỏ.

Khoảng lùi công trình

Khoảng lùi của công trình so với chỉ giới xây dựng của công trình hay lộ giới phụ thuộc vào việc tổ chức quy hoạch không gian kiến trúc.Theo pháp luật xây dựng thì tùy thuộc vào độ cao của các công trình nhà ở được thiết kế mà khoảng lùi lộ giới cũng khác nhau, cụ thể là:

Tuyến đường lộ giới dưới 19 mét :

− Trường hợp 1: Công trình xây dựng cao dưới 19m thì sẽ không phải cách mốc lộ giới.

− Trường hợp 2: Công trình cao từ 19-22m thì phải cách mốc lộ giới 3m.

−Trường hợp 3: Công trình cao từ 22-25m thì phải cách mốc lộ giới 4m.

− Trường hợp 4: Công trinh cao từ 28m trở lên phải cách mốc lộ giới 6m.

Tuyến đường lộ giới từ 19 đến 22 mét:

− Trường hợp 1: Công trình xây dựng cao dưới 22m thì sẽ không phải cách mốc lộ giới.

− Trường hợp 2: Công trình cao từ 22-25m thì phải cách mốc lộ giới 3m.

− Trường hợp 3: Công trinh cao từ 28m trở lên phải cách mốc lộ giới 6m.

Tuyến đường lộ giới từ 22 mét trở lên:

−Trường hợp 1:Công trình thấp hơn 25m sẽ không phải cách mốc lộ giơi.

−Trường hợp 2: Công trinh cao từ 28m trở lên phải cách mốc lộ giới 6m.

Đây là những quy định theo bộ xây dựng,các quy chuẩn trên chỉ là cái khung. Trong thực tế sẽ có những trường hợp lộ giới của tuyến đường hoặc chiều cao công trình lệch so với quy chuẩn trên. Khi đó tùy từng trường hợp mà cơ quan chức năng sẽ xem xét và phụ thuộc vào diện tích của mảnh đất mình đăng ký xây dựng công trình cụ thể.

Cách xác định lộ giới lô đất

Từ những kiến thức cơ bản trên giải đáp cho thắc mắc lộ giới là gì, chúng ta có thể phân biệt được phần đất xây dựng và phần đất thuộc quy hoạch của nhà nước. Chúng ta hiểu cơ bản về mốc lộ giới đất sẽ bao gồm lộ giới, khoảng lùi và chỉ giới xây dựng. Cách xác định mốc lộ giới đất: 

Bước 1: Nhìn tổng quan khu đất chuẩn bị xây dựng, xác định các cột mốc lộ giới hay các biển báo liên quan đến lộ giới mà nhà nước cắm ở hai bên đường.

Bước 2:  Từ vị trí của cột mốc lộ giới xác định lộ giới của tuyến đường tính từ tim đường sang hai bên.

Bước 3: Từ lộ giới đó chúng ta đi xác định khoảng lùi phù hợp với tuyến đường xây dựng và quy hoạch của cơ quan nhà nước.

Bước 4: Sau khi đã xác định được khoảng lùi của công trình ta sẽ được chỉ giới xây dựng, phần đất trong chỉ giới xây dựng sẽ là phần diện tích xây dựng công trình hợp pháp.

Áp dụng vào thực tế nếu trường hợp ta xây dựng các công trình nhà ở trong đô thị thì cần phải xác định mốc lộ giới của tuyến đường từ đó xác định được khoảng lùi và chiều cao của công trình cũng như phần diện tích được phép xây dựng đạt tiêu chuẩn và đúng theo quy hoạch. 

Cách xác định lộ giới lô đất

Phần đất dính lộ giới được mua bán hay bồi thường thế nào?

Cũng không ít người thắc mắc nếu như mua bán nhà; hoặc bán nhà trong sau thời điểm công bố những ngôi nhà đó đã tồn tại từ trước khi có công bố chỉ giới đường đỏ, vậy thì ngôi nhà đó có được bồi thường hay không?

Trong trường hợp này theo luật thì, đối với những trường hợp mua nhà thì phần diện tích nhà ở và đất nằm trong phần chỉ giới không được phép buôn bán và trường hợp này chỉ được bồi thường 50%.

Và dĩ nhiên bán, tặng, cho, sang nhượng,… bất động sản ở trước thời gian công bố thì mặc định sẽ được bồi thường 100%.

Trên đây là những thông tin, kiến thức cơ bản cực kỳ hữu ích trả lời cho câu hỏi lộ giới là gì mà chắc chắn những người đang có nhu cầu mua bán ai cũng cần phải biết để có thể áp dụng cho trường hợp của mình. Những hiểu biết này giúp các bạn không bị phạm luật nhà đất và dễ dàng hơn trong quá trình mua bán cũng như xây dựng nhà ở.

Tin khác
Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận tin

Khoảng lùi xây dựng- lộ giới là gì?

Khoảng lùi xây dựng- lộ giới là gì?

Khoảng lùi xây dựng- lộ giới là gì?