Tiến độ thi công Đường vành đai 3 Tp.HCM

1. Thông tin nhanh tuyến đường Vành Đai 3

Tên dự án: Vành Đai 3 Quy mô: 97,7 km
Chủ đầu tư: Bộ GTVT Vốn đầu tư: 35,6 ngàn tỷ đồng
Đơn vị thi công: Ban Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long Tiến độ thi công: Chia làm 4 đoạn
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Từ năm 2011 và điều chỉnh từ năm 2013  
Bản đồ đường Vành Đai 3 chính thức
Bản đồ đường Vành Đai 3 chính thức

2. Thiết kế tuyến đường Vành Đai 3

Dự án xây dựng đường vành đai 3 có tổng chiều dài 97,7 km đi qua 4 tỉnh Long An, Bình Dương và TP.HCM, Đồng Nai. Trong đó làm mới triển khai khoảng 73km. Cụ thể:

+ Đoạn 1: Tân Vạn - Nhơn Trạch dài 34,28 km, giai đoạn 1 phải hoàn thành trước năm 2017 (đoạn màu tím bản đồ bên trên).

+ Đoạn 2: Từ Mỹ Phước - Tân Vạn (Tân Vạn - Bình Chuẩn) dài (16,7 km (đoạn xanh lá cây bản đồ bên trên);

+ Đoạn 3: Từ Bình Chuẩn - Quốc lộ 22 dài 19,1km, giai đoạn 1 phải hoàn thành trước năm 2019, đoạn màu cam trên bản đồ;

+ Đoạn 4: Từ Quốc lộ 22 - Bến Lức dài 28,9 km, giai đoạn 1 phải hoàn thành trước năm 2020, đoạn màu xanh dương.

Theo chủ đầu tư, tiến độ cập nhật toàn cảnh dự án Vành Đai 3 mới nhất 7/2020 

Ở TP.HCM: hiện Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng tại quận 9, đang triển khai thực hiện các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư công tiểu dự án bồi thường giải phóng mặt bằng.

Còn tại tỉnh Đồng Nai: hiện vẫn đang còn chờ phê duyệt khung chính sách giải phóng mặt bằng.

Phối cảnh đường Vành Đai 3
Phối cảnh bản đồ đường Vành Đai 3

3. Đoạn 1 đường Vành đai 3 (đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch)

Vành đai 3 đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch dài 34,28 km, đi qua tỉnh Đồng Nai (Nhơn Trạch) và TPHCM (đường vành đai TPHCM), được đầu tư giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư khoảng 9.260,7 tỷ đồng, vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc.

3.1 Hướng tuyến đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch

Đường Vành Đai 3 có điểm bắt đầu tại đường cao tốc Bến Lức – Long Thành (thuộc Nhơn Trạch) hướng lên phía Bắc vượt sông Đồng Nai tại cầu Nhơn Trạch đi sang Quận 9.

Tại Quận 9, điểm bắt đầu tại cầu Nhơn Trạch đi theo hướng lên phía bắc về hướng đường cao tốc và giao cắt đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây (tại Km 8 + 772).

Sau đó đi theo hướng Bắc, Đông Bắc qua 12 khu vực dân cư khác nhau tại quận 9 hướng về phía Tân Vạn. Cuối cùng, đoạn này giao cắt quốc lộ 1A (xa lộ Hà Nội) tại ngã 3 Tân Vạn. Điểm kết thúc đoạn đường Vành Đai 3 này tại Quận 9.

3.2 Tiến độ thi công đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch

Theo kế hoạch, đường Vành đai 3 đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch được chia làm hai phần 1A và 1B. Cụ thể

+ Phần 1A dài 8,75 km bắt đầu từ tỉnh lộ 25B ở Nhơn Trạch nối từ nút giao đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây; vốn vay 190,96 triệu US của Hàn Quốc. Dự kiến khởi công vào Quý 3/2021.

+ Phần 1B dài 8,96 km, Từ nút giao cao tốc Long Thành - Dầu giây nối với Thủ Đức ở nút giao Tân Vạn. Đoạn này được thiết kế với bốn làn xe cơ giới và hai làn xe hỗn hợp, vận tốc cao nhất là 80 km/giờ, và đầu tư bằng hình thức BOT và đang triển khai lựa chọn nhà đầu tư triển khai dự án.

Bản đồ dự án thành phần 2 (đoạn 2A, 2B) thuộc đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch
Bản đồ dự án thành phần 2 (đoạn 2A, 2B) thuộc đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch

Tuy nhiên, 10/05/2020 Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề xuất dự án thành phần 2 của dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch giai đoạn 1. Cụ thể

+ Phần 2A dài 5km km bắt đầu có điểm đầu tuyến giao với đường cao tốc Bến Lức – Long Thành thuộc tỉnh Đồng Nai và điểm cuối tuyến giao với Tỉnh lộ 25B.

+ Phần 2B (Km 16+826 - Km28+383) dài khoảng 11,57km. Trong đó đoạn TP HCM khoảng 9,17km và đoạn tỉnh Bình Dương khoảng 2,4km., điểm đầu tuyến giao với đường Lê Văn Việt thuộc Quận 9 và điểm cuối tại điểm đấu nối với đường Mỹ Phước – Tân Vạn thuộc tỉnh Bình Dương.

Theo thiết kế, Hai đoạn 2A và 2B được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h, mặt đường nhựa cấp cao A1, bề rộng mặt cắt ngang với 4 làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ với bề rộng nền đường từ 20,5m - 26m.

Bản đồ Vành đai 3 đoạn Nhơn Trạch - Tân Vạn

Bản đồ Vành đai 3 đoạn Nhơn Trạch - Tân Vạn

 

4. Đoạn 2 đường Vành Đai 3 (đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn)

Đường Vành Đai 3 đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn dài 16,7 km với thiết kế (6-8 làn xe) đã được UBND tỉnh Bình Dương đưa vào khai thác. Trước đó, đoạn này được đầu tư theo hình thức PPP.

4.1 Hướng tuyến đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn

Đoạn này có điểm đầu giao cắt quốc lộ 1A tại Ngã 3 Tân Vạn, tuyến đi trùng đường Tân Vạn – Mỹ Phước (dài 16,3 km đi trên cao), đến ngã 3 Bình Chuẩn tuyến rẽ trái giao Quốc Lộ 13 tại thành phố Thủ Dầu Một.

Điểm cuối tại cầu vượt sông sài Gòn, cách cảng Bà Lụa hiện hữu về phía hạ lưu khoảng 500 mét (xây dựng mới cầu Bình Gởi vượt sông Sài Gòn). 

Bản đồ đường Vành đai 3 đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn (Bình Dương)
Bản đồ đường Vành đai 3 đoạn Bình Chuẩn – Tân Vạn (Bình Dương)

5. Đoạn Bình Chuẩn - Quốc lộ 22

Đoạn Quốc Lộ 22 – Bình Chuẩn (thuộc đoạn 3) dài 19,1 km, đi qua tỉnh Bình Dương và TP.HCM. Theo chủ đầu tư, tổng mức đầu tư dự kiến giai đoạn 1 khoảng 10.000 tỷ đồng, hiện đang kêu gọi tìm nhà đầu tư và tìm nguồn vốn xây lắp cho giai đoạn này.

5.1 Hướng tuyến đoạn Bình Chuẩn - Quốc lộ 22

Bản đồ Vành Đai 3 đoạn 3: Bình Chuẩn - Quốc lộ 22
Bản đồ Vành Đai 3 đoạn 3: Bình Chuẩn - Quốc lộ 22

6. Đoạn 4 đường Vành Đai 3 (đoạn Bình Chánh - Bến Lức)

Đoạn Bến Lức – Quốc Lộ 22 dài 28,9 km, đi qua thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An. Dự kiến vốn đầu tư giai đoạn 1 ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng.

6.1 Hướng đoạn Bình Chánh - Bến Lức

Vành đai 3 Bình Chánh Bến Lức - > Quốc lộ 22 -> hướng Nam song song Kênh An Hạ -> Khu công nghiệp Mỹ Yên – Tân Bửu.

Điểm cuối giao với đường cao tốc TP HCM – Trung Lương và đường cao tốc Bến Lức – Long Thành.

Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2020 - 2025 sẽ thực hiện các dự án Vành đai 3 (đoạn Bình Chuẩn - QL22 và QL22 - Bến Lức), dự án 2A, 2B thuộc dự án Tân Vạn - Nhơn Trạch, tuyến Mỹ An - Cao Lãnh, nút giao giữa tuyến Tân Tạo - Chợ Đệm với tỉnh lộ 10B và đường Trần Đại Nghĩa.

Bản đồ Vành đai 3 đoạn 4: Bình Chánh - Bến Lức
Bản đồ Vành đai 3 đoạn 4: Bình Chánh - Bến Lức

7. Lợi ích của tuyến đường Vành Đai 3 sau khi khai thác sử dụng

Thứ 1: Đây là giải pháp tất yếu giúp lưu lượng giao thông trở nên “dễ thở” hơn; đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân ngày càng lớn. 

Thứ 2: Giảm thiểu vấn đề kẹt xe, rút ngắn thời gian lưu thông, xóa bỏ tình trạng độc lộ.

Thứ 3: Góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại, vận tải, thông thương mua bán bất động sản trong khu vực để đưa kinh tế – xã hội toàn khu vực phát triển.

Thứ 4: Đáp ứng nhu cầu lưu lượng giao thông ngày càng lớn của người dân và góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, hạ tầng trong khu vực.

Thứ 5: Lợi ích kết nối các thành phố vệ tinh thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai với mục tiêu đô thị đa trung tâm.

Trên đây là Tiến độ 4 đoạn đường thuộc tuyến đường Vành Đai 3 TP. HCM năm 2020. Đây là thông tin quy hoạch giao thông đang được nhiều người quan tâm. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Chúng tôi sẽ luôn cập nhật liên tục về tiến độ đoạn đường này.!

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận tin

Đường Vành Đai 3 TP. HCM đang thi công đến đâu?

Tiến độ thi công Đường vành đai 3 Tp.HCM

Tiến độ thi công Đường vành đai 3 Tp.HCM