Những lưu ý về giấy đặt cọc khi mua nhà

Những lưu ý về giấy đặt cọc khi mua nhà

 
Giấy đặt cọc mua bán nhà đất được sử dụng khi bên mua và bên bán thỏa thuận hợp đồng mua bán nhà đất và bên mua đặt cọc tiền cho bên bán. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển nhượng không tránh khỏi những tình huống rủi ro, dưới đây là một số những lưu ý về giấy tờ đặt cọc mua giúp đảm bảo an toàn trong quá trình giao dịch.

 

NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý TRƯỚC KHI KÝ GIẤY ĐẶT CỌC MUA NHÀNhững điều cần chú ý trước khi ký giấy đặt cọc mua nhà

Trước khi đặt bút kí giấy đặt cọc mua nhà, người mua cần xem xét kĩ lưỡng về tính hợp pháp của bất động sản như: các giấy tờ pháp lí liên quan đến nhà đất, tài sản thực tế và tài sản trên giấy tờbất động sản có đang trong quá trình tranh chấp hay có đang là đối tượng đảm bảo của một giao dịch nào đó hay không như cầm cố, thế chấp…
Ngoài ra, cần kiểm tra toàn bộ các điều khoản liên quan như thông tin nhân thân, địa chỉ nhà, số tờ, số thửa, bản đồ vị trí, giá mua bán, các đợt thanh toán, ngày bàn giao nhà, thuế, lệ phí…
Cần xác định rõ sản phẩm nhà đất mà bạn sắp mua. Chẳng hạn, trong trường hợp nhà phố cần xem bản vẽ nhà đất và photo một bộ giấy tờ của ngôi nhà, tìm hiểu xem nhà có nằm trong khu quy hoạch, mốc lộ giới, tường nhà là chung hay riêng, điện nước chung hay riêng, nhà có nằm trong khu xây dựng giới hạn chiều cao…Còn đối với nhà trong ngõ, cần xác định lối vào nhà là chung hay riêng (nếu chung, khi mua nhà phải có hợp đồng cụ thể về lối đi chung, hoặc tách đất làm lối đi riêng)…Khi tiến hành kí giấy đặt cọc mua nhà

KHI TIẾN HÀNH KÍ GIẤY ĐẶT CỌC MUA NHÀ

Đầu tiên, cần xác định bên soạn giấy đặt cọc mua nhà. Bên nào soạn thảo thì bên đó sẽ có lợi vì hợp đồng đặt cọc là văn bản đầu tiên được kí giữa 2 bên giao dịch. Nên nhờ một chuyên gia có kinh nghiệm hoặc một luật sư chuyên về nhà đất giúp việc giao dịch diễn ra thuận lợi và hạn chế những rủi ro có thể phát sinh.giấy đặt cọc mua nhàThứ hai, cần xác định chủ thể sẽ kí kết hợp đồng, chủ thể ký kết sẽ là chủ thể có tên trong GCN hoặc giấy tờ tương đương. Khi ký giấy đặt cọc mua nhà nên yêu cầu có đủ vợ và chồng của bên bán, không để trường hợp chỉ một người ký sau này rất rắc rối. Thông thường, hợp đồng này sẽ được các bên mua bán đất tự thực hiện với nhau bằng cách ký giấy đặt cọc mua nhà bằng tay hay mang đi công chứng hợp đồng đặt cọc để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro cho các bên tham gia.Thứ ba, cần xác định nội dung hợp đồng: Thỏa thuận về giá bán trên hợp đồng công chứng, thỏa thuận về các tài sản gắn liền với đất, cam kết thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng công chứng, thỏa thuận về điều khoản phạt cọc và trách nhiệm của các bên…
Thứ tư, khi tiến hành kí giấy đặt cọc , người mua cần phải nhớ kiểm tra kĩ càng các nội dung chính quan trọng như người bán đã nhận của người mua bao nhiều tiền và trong khoảng thời gian bao lâu nếu người mua không đưa đủ số tiền còn lại sẽ bị mất tiền cọc.
Khi đặt cọc cũng cần phải có hợp đồng đặt cọc và người làm chứng. Người làm chứng tốt nhất không có quan hệ họ hàng đối với cả hai bên mua và bán để tránh những  rắc rối có thể phát sinh. Và đặc biệt, cần hạn chế việc đặt cọc, mua bán bằng ngoại tệ bởi việc mua bán này có thể bị vô hiệu, gây thiệt hại cho các bên liên quan.

Đăng ký nhận tin

Đăng ký nhận tin

Những lưu ý về giấy đặt cọc khi mua nhà

Những lưu ý về giấy đặt cọc khi mua nhà

Những lưu ý về giấy đặt cọc khi mua nhà